Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ông Phạm Văn Tam, CEO
Asanzo - doanh nghiệp bị tố là hàng Trung Quốc 'đội lốt' xuất xứ Việt Nam - đã bươn chải khắp nơi kiếm tiền mà không đi học đại học.
Mấy ngày nay, thông tin cáo buộc sản phẩm của CTCP Tập đoàn
Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam gây xôn xao dư luận. Bởi hiện nay,
Asanzo đã nằm ở top 3 thị trường điện tử Việt Nam.Theo Cổng thông tin Quốc g
ia đ??ng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn
Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu
Asanzo.Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn
Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử
Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông
Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.Ông Phạm Văn Tam, CEO
Asanzo.Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn
Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỷ đồng.Hiện nay, CEO của Tập đoàn
Asanzo là ông Phạm Văn Tam.Ông Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Sau khi học xong THPT, ông Tam đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không đi học đại học.Ông Tam từng chia sẻ: “Ở quê tôi, mọi người chọn sản xuất, buôn bán để làm giàu, chẳng mấy ai vào đại học và chọn con đường sự nghiệp công danh. Tôi học cách kiếm tiền từ những ngày còn nhỏ. Cũng như những bạn bè đồng trang lứa trong vùng, tôi không mặn mà với việc vào đại học”.Theo lời kể của CEO
Asanzo, trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ông Tam đã trải qua nhiều công việc như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện..."Thời niên thiếu tôi có thể không học cao. Với tôi, kinh nghiệm trường đời là người thầy duy nh?
?t" - ông Tam từng tâm sự.Bén duyên với tivi từ năm 11 tuổi
, đam mê máy móc đã thôi thúc ông bước chân vào ngành điện tử.Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập
Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt.
Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường,
Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần.Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2018,
Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa
Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước. Ông Phạm Văn Tam cho biết công ty đã ngừng sản xuất các mặt hàng điện gia dụng và chỉ còn lắp ráp các sản phẩm TV và điều hòa mang nhãn hiệu
Asanzo.Tuy nhiên, mới đây, một số tờ báo lớn đã đăng tải loạt điều tra về công ty
Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại Việt Nam, đồng thời lập nên các công ty "ma", không có thật, để nhập hàng
Asanzo từ Trung Quốc sau đó bí mật đưa về các nhà máy của
Asanzo tại Việt Nam.Không chỉ vậy,
Asanzo cho công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường. Có hẳn một quy trình ráp màn hình ti vi tại nhà máy
Asanzo mà công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China".Trước nghi vấn “
Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, ông Phạm Văn Tam cho biết VietNamNet biết sản phẩm
Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.Chia sẻ với Pv VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định
Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy
Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp ?
?ể sản xuất mặt hàng này trong nước. Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi,
Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.Ông Tam cho rằng, việc
Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành,
Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước,
Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây,
Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa.
Nguồn bài viết : RTG Điện tử