Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình triển khai thực hiện Đề án 06, công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2023.
Quang cảnh hội nghị.
6 tháng đầu năm 2023, công tác CCHC gắn với CĐS
và thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm
và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cụ thể, đối với công tác CCHC, kết quả công bố Chỉ số CCH
C của tỉnh năm 2022 đạt 82,58 điểm,
xếp hạng 53/63 tỉnh, thành phố; tăng 09 bậc so với năm 2021; Chỉ số Hiệu quả Quản trị
và Hành chính công của tỉnh năm 2022, đạt 40,97 điểm, thuộc nhóm trung bình thấp,
xếp hạng 45/63 tỉnh, thành phố (tăng 1,88 điểm, thoát khỏi nhóm thấp nhất lên nhóm trung bình thấp, tăng 14 bậc so với năm 2021)
.
Qua đó, cho thấy tác động của CCHC đến người dân, tổ chức
và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt hiệu quả rất rõ rệt. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ Nhân dân, doanh nghiệp
và đã ghi nhận, giải quyết gần 900 ý kiến, kiến nghị chính đáng, góp phần nâng c
ao s?? hài lòng của Nhân dân
và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cấp chính quyền trong tỉnh.
Bên cạnh đó, việc triển khai, thực hiện Đề án 06 gắn với CĐS, đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân (CCCD) với trên 1,7 triệu hồ sơ cấp mới, đạt 100,02%.
Đối với ngành Y tế có 213/213 cơ sở áp dụng dùng thẻ CCCD khám, chữa bệnh thay thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), trong 6 tháng đầu năm 2023 có 283.399 công dân dùng thẻ CCCD khám, chữa bệnh thay thẻ BHYT; ngành Giáo dục
và Đào tạo có 421/511 đơn vị áp dụng thanh toán học phí, các khoản thu bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, kết quả Chỉ số CĐS (DTI) năm 2022, tỉnh Tiền Giang
xếp hạng 20 trên cả nước, tăng 3 hạng so với năm 2021 (
xếp hạng 23)
và
xếp thứ 4 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, các chỉ số thành phần gồm: Chính quyền số (
xếp thứ 14, tăng 05 bậc so với năm 2021), kinh tế số (
xếp thứ 11 tăng 03 bậc so với năm 2021)
và xã hội số (
xếp thứ 12, giảm 01 bậc so với năm 2021) trên cả nước; tỉnh Tiền Giang cũng là một trong 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số.
Tỉnh Tiền Giang đã tích hợp 1.305 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã hoàn thành chức năng kho dữ liệu dùng chung nhằm hỗ trợ cơ quan hành chính nhà nước lưu trữ dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
và hình thành kho dữ liệu điện tử, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận
và đưa ra các giải pháp để triển khai hiệu quả Đề án 06, CCHC gắn với CĐS trong thời gian tới.
Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận
và biểu dương sự nỗ lực tích cực của các ngành, các cấp trong phối hợp triển khai thực hiện Đề án 06, công tác CCHC
và CĐS trên địa bàn tỉnh 6tháng đầu năm 2023.
Bên cạnh các kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã chỉ ra một số mặt còn hạn chế như: Tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến toàn trình chưa đạt mục tiêu; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến chưa đạt 30%; việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác vẫn còn chậm, chưa phát huy hiệu quả; mức độ phát triển doanh nghiệp không tăng so với cùng kỳ năm 2022...
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành phải xác định CĐS, CCHC, triển khai thực hiện Đề án 06 là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan
và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, vượt qua rào cản, khó khăn, thách thức, tạo đột phá hơn nữa.
Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân
và cộng đồng doanh nghiệp để việc triển khai thực hiện CĐS
và CCHC đi
vào thực chất, mang lại giá trị thiết thực cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp gắn với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, người đứng đầu các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bám sát cơ sở trong việc tổ chức thực hiện Đề án 06, chính quyền số
và CCHC; phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa nhất là cấp huyện
và cấp xã phục vụ được nhu cầu của công việc; phải đảm bảo các nhiệm vụ, giải pháp đề ra được thực hiện đồng bộ, thống nhất
và thông suốt; phải quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành
và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy CĐS, thực hiện CCHC, triển khai thực hiện Đề án 06.
Ngoài ra, phải thường xuyên thực hiện đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn để kịp thời phát hiện đúng các nguyên nhân, từ đó, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho ý kiến, sẽ không tổ chức hội nghị đánh giá
và công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành
và địa phương trong năm 2022; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để thực hiện tổ chức đánh giá
vào năm 2023...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, nhất là cấp huyện cần rà soát lại cơ sở vật chất, đánh giá cán bộ phục vụ cho công tác CĐS, CCHC
và Đề án 06 để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra là phục vụ tốt cho Nhân dân, doanh nghiệp thực hiện hài lòng
và đạt kết quả cao nhất.
Theo Phương Thanh (tiengiang.gov.vn)
Nguồn bài viết : Đá Gà